Tổ chức team building cho công ty: tư vấn, kịch bản, trò chơi

Hiện nay, thuật ngữ tổ chức team building đã không còn quá xa lạ với chúng ta, đây là một hoạt động rất phổ biến, đặc biệt với mỗi dịp hè. Chúng không chỉ là cầu nối giữa các thành viên, nâng cao tình thần đoàn kết trong công ty, doanh nghiệp, trường lớp. Đây còn là dịp để chúng ta học hỏi và phát triển nhiều hơn về kỹ năng mềm trong cuộc sống.

Team building mang lại những giá trị to lớn cho doanh nghiệp và là trọng tâm phát triển văn hóa doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quát và toàn diện nhất về loại hình sự kiện này, hãy cùng 4Q Event tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé!

Tổng quan về Team building

1. Team building là gì?

Team building là một trong những hoạt động xây dựng đội nhóm với một loạt các hình thức sinh hoạt tập thể khác nhau được tổ chức để tăng cường quan hệ xã hội và xác định vai trò trong các nhóm, thường liên quan đến các nhiệm vụ hợp tác, teamwork. Phát triển và xây dựng từ một nhóm riêng lẻ trở thành một đội ngũ làm việc chất lượng và hiệu quả. Nói một cách dễ hiểu nhất, team building là một chuỗi các hoạt động mang tính chất tập thể được mô phỏng từ các tình huống thực tế trong công việc, cuộc sống yêu cầu tập thể cùng tìm cách giải quyết.

Team building có thể tổ chức ở tất cả mọi nơi như bãi biển, bãi cỏ, sân chơi trộng, hay trong nhà. Và bạn có thể kết hợp tổ chức chương trình sự kiện kết hợp du lịch team building, nghỉ dưỡng,…tùy theo mục đích, kế hoạch tổ chức mà doanh nghiệp mong muốn.

Hoạt động team building giống như các trò chơi nhưng không đơn giản chỉ chơi cho vui. Mỗi trò chơi trong chương trình đều có ý nghĩa và hướng đến những mục đích nhất định. Trong chương trình team building, tất cả mọi người, mọi đối tượng đều có thể tham gia và không giới hạn số lượng thành viên.

2. Ý nghĩa của việc tổ chức team building

Tổ chức team building là một trong những hoạt động cần thiết cho các doanh nghiệp. Đây không chỉ là hoạt động dành cho nhân viên nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết mà còn có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp trong việc giải quyết những mâu thuẫn nội bộ, gắn kết các phòng ban. Đặc biệt, tổ chức chương trình team building phù hợp còn giúp mang đến nhiều lợi ích cho việc truyền thông nội bộ , xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Có thể thấy, sau mỗi chương trình team building tổ chức thành công, cả doanh nghiệp và nhân viên đều sẽ cảm nhận được những ý nghĩa như:

    • Có một khoảng thời gian thư giãn, vui vẻ cũng như rèn luyện thể lực sau những ngày dài làm việc.
    • Phá vỡ bức tường giữa các thành viên, là sợi dây liên kết vô hình trong việc gắn kết toàn thể nhân viên trong công ty.
    • Phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, rèn luyện các kỹ năng làm việc cần có.
    • Khẳng định tầm quan trọng của việc làm nhóm, xây dựng lòng tin và sự hỗ trợ để cùng hoàn thành mục tiêu.
    • Tạo động lực cho các thành viên, tăng cường nhận thức, tăng hiệu quả công việc
    • Cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên với doanh nghiệp, tăng niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp.

3. Lợi ích của việc tổ chức team building

Lý do mà team building ngày càng trở nên hot hơn và ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn tổ chức một cách thường niên đó là bởi những lợi ích to lớn mà chương trình team building mang lại. Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên, đội nhóm. Đây còn là những phương pháp hữu hiệu giúp mỗi cá nhân giải tỏa căng thẳng sau thời gian làm việc mệt mỏi, ra ngoài vận động thể chất, tìm hiểu những kiến thức mới thay vì chỉ ngồi nhà và ôm chiếc điện thoại đơn độc.

3.1 Lợi ích đối với cá nhân

Lợi ích đầu tiên của việc tổ chức chương trình team building chính là cách rèn luyện nhiều kỹ năng cho nhân viên mà không phải ở khóa học nào cũng có thể một lúc tổng hợp nhiều kỹ năng như thế. Điển hình các kỹ năng mà thông qua các trò chơi team building mang lại cho từng cá nhân người chơi như:

    • Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian.
    • Khả năng nhìn nhận và nắm bắt vấn đề.
    • Kỹ năng giao tiếp, ứng xử công cộng.
    • Rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe.
    • Giảm stress, áp lực công việc.

3.2 Lợi ích đối với tập thể

Ngoài lợi ích dành cho từng cá nhân tham gia chơi team, hoạt động này cũng giúp giải quyết khá nhiều nhu cầu nội bộ doanh nghiệp, tập thể mà không có bất cứ khóa học nào có thể mang đến được.

    • Rèn luyện kỹ năng teamwork, làm việc nhóm.
    • Giải quyết các nhu cầu của tập thể và những mâu thuẫn nội bộ.
    • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
    • Quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh công ty.
    • Truyền thông nội bộ, tạo nên những giá trị tích cực.

Kế hoạch tổ chức team building

Điều đầu tiên khi tiến hành bất kỳ một chương trình sự kiện nào, bạn cần phải có một bản kế hoạch cụ thể, chi tiết bao gồm từ việc lên ý tưởng tổ chức, xác định đối tượng tham gia, lựa chọn địa điểm, các trò chơi team building phù hợp.

Không phải ai cũng có thể tổ chức một chương trình team building cho công ty hoàn hảo. Kể cả những công ty tổ chức team building chuyên nghiệp, nếu không lên kế hoạch tổ chức cụ thể, bạn sẽ không thể nào đảm bảo tổ chức team building thành công. Để không bỏ sót bất cứ ý tưởng nào và tạo ra một chương trình team building phù hợp với doanh nghiệp nhất, bạn cần phải làm theo những bước tổ chức như sau:

1. Xác định mục đích chương trình

Tổ chức chương trình team building thành công, ý nghĩa là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần phải xác định rõ mục đích của chương trình, chương trình này tổ chức cho ai? ý nghĩa nhận lại sau chương trình là gì?,…

Việc xác định vấn đề của doanh nghiệp rất quan trọng, nó là yếu tố tiên quyết để bạn lên một ý tưởng chương trình khung phù hợp nhất với doanh nghiệp và văn hóa nội bộ cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp.

2. Xác định số lượng và đối tượng khách tham gia

Xác định số lượng người tham dự chính xác sẽ giúp bạn lựa chọn được địa điểm phù hợp, lên ngân sách dự trù và sắp xếp chương trình một cách hợp lí.

Bên cạnh đó cần xác định đối tượng tham gia chương trình và các đặc điểm của họ. Điều này giúp bạn thiết kế được một chương trình team building phù hợp và hiệu quả. Các đặc điểm thành viên tham gia chương trình bạn cần xác định gồm: Giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, một số vấn đề cá nhân họ đang gặp phải,…

3. Dự trù chi phí tổ chức

Chi phí tổ chức cũng là một trong những yếu tố rất lớn quyết định đến địa điểm tổ chức team building và ý tưởng tổ chức. Bởi ý tưởng của bạn sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bạn chi ra vì mỗi chương trình có một bảng giá khác nhau.

Bạn nên làm một bản dự trù ngân sách chi tiết theo từng đầu mục từ phương tiện di chuyển, ăn ngủ nghỉ, truyền thông, chụp ảnh, quay phim tới standee, background, poster, gametools…

4. Lên ý tưởng tổ chức chương trình

Ý tưởng sự kiện chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của một sự kiện và đối với chương trình team building cũng vậy. Tổ chức team building là một loại hình sinh hoạt tập thể rất được các doanh nghiệp chú trọng vì mong muốn, đặt kỳ vọng riêng. Mỗi chương trình với một concept và màu sắc riêng sẽ mang lại những giá trị tích cực, những thông điệp mà lãnh đạo muốn gởi đến nhân viên mình.

Ý tưởng team building không nhất thiết phải tạo ra cái mới nhất. Mà là tạo ra cái khác biệt nhất. Màu sắc, phong cách của doanh nghiệp chính là những thứ khác biệt; mang đậm dấu ấn cá nhân nhất. Tận dụng màu sắc, doanh nghiệp còn có thể dễ dàng lan tỏa thương hiệu của mình đến những khách hàng tiềm năng. Bằng cách định hình một mẫu màu quần áo, backdrop, logo…

5. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức chương trình

  • Về thời gian tổ chức

Team building thường được tổ chức kết hợp với những chuyến du lịch của công ty hay các hoạt động dã ngoại ngắn ngày. Bạn cần lựa chọn thời gian tổ chức chương trình team building ít nhất là 1 tháng trở lên để có thể chuẩn bị kĩ càng về ngân sách, thiết kế, ăn ngủ nghỉ cho các thành viên trong đoàn.

Cần lưu ý rằng, nên dựa theo đặc thù và khối lượng công việc của mỗi công ty để sắp xếp, lựa chọn thời gian tổ chức vào cuối trong hoặc đầu tuần.

  • Về địa điểm tổ chức

Có rất nhiều sự lựa chọn về địa điểm tổ chức team building như trong nhà, trong công ty hay các địa điểm du lịch,resort, team building ngoài trời,…Việc quyết định tổ chức trong nhà hay ngoài trời cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành ý tưởng, chủ đề cho chương trình. Cũng như hình thức tổ chức team building và cách thức tổ chức các trò chơi trong chương trình.

Nếu địa điểm tổ chức team building ở trong nhà, chương trình của bạn sẽ tránh được những tác động của thời tiết. Còn nếu tổ chức team building ngoài trời hoặc các bãi biển, khu du lịch, bạn cần tìm hiểu kĩ về đặc điểm thời tiết, khí hậu tại khu vực đó.

Đối với chương trình team building kick-off, dã ngoại ngắn ngày. Địa điểm tổ chức lý tưởng là ở các khu du lịch, nghỉ dưỡng ngoại thành.

 

6. Xây dựng kịch bản chương trình

Đối với một chương trình team building hay bất kì một sự kiện lớn nhỏ nào, để tổ chức một cách khoa học và mang đến kết quả như sự kì vọng, cuốn hút người tham gia thì việc xây dựng 1 kịch bản logic, phù hợp và hấp dẫn là điều cần thiết.

Kịch bản chương trình team building sẽ khái quát toàn bộ nội dung, nhiệm vụ của các cá nhân, tập thể tham gia chương trình. Từ đó, ban tổ chức, người chơi sẽ được phân công nhiệm vụ rõ ràng và có trách nhiệm với công việc được giao, đảm bảo tính kỹ lưỡng và truyền tải đầy đủ ý tưởng của sự kiện.

Kịch bản chương trình team building có đầy đủ thời gian, thời lượng và chi tiết các hạng mục cần thiết và đặc biệt phải dựa theo chủ đề chính của chương trình.

7. Triển khai thực hiện

Sau khi đã có được những thông tin sơ bộ, bạn sẽ phải tiến hành triển khai các hạng mục và phân công nhiệm vụ công việc cho từng người phụ trách. Có thể chia nhóm theo các hạng mục công việc như:

  • Nhóm hậu cần: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hậu cần như booking các dịch vụ: Đặt xe di chuyển, khách sạn nghỉ dưỡng, địa điểm tổ chức team building, nhà hàng, vé tham quan, thuê thiết bị, thuê nhân sự tổ chức,…
  • Nhóm ý tưởng: Chịu trách nhiệm thiết kế kịch bản các trò chơi team building và gala dinner. Lên ý tưởng chủ đề, nội dung các trò chơi, thiết kế key visual, backdrop chương trình.
  • Nhóm điều hành: Chịu trách nhiệm xây dựng lịch trình, vận hành tổ chức chương trình. Giám sát, điều phối và quản lý sự kiện, quản lý rủi ro.